(14:17 | 22/01/2021)
Ngày 16/12/2020 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Theo đó:
(08:34 | 11/01/2021)
Nấm Trân Châu là một trong những loại nấm ăn vừa có giá trị dinh dưỡng cao (Hàm lượng đạm, đường, protein, acid amin, vitamin), vừa có giá trị dược liệu bởi một số hoạt chất kháng khuẩn và kháng được nhiều loại virus, có tính miễn dịch cao và ngăn ngừa các khối u, ung thư. Nấm Trân Châu được đánh giá có đặc điểm sinh học phù hợp với đặc điểm sinh thái của Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, hiện nay loại nấm này vẫn chưa được trồng phổ biến tại các địa phương. Chính vì vậy, tiềm năng về thị trường của loài nấm này còn khá cao.
(08:51 | 24/12/2020)
Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng tiêu trên nền đất thấp và xây dựng nhãn hiệu tập thể; nâng cao thương hiệu, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân dân là nhiệm vụ được đặt ra. Vì thế, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả trồng tiêu trên nền đất thấp và xây dựng nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đưa ra quy trình trồng tiêu trên nền đất thấp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và quy trình trồng tiêu dưới tán tràm gắn với du lịch sinh thái.
(10:03 | 11/12/2020)
Vẹm xanh là đối tượng phân bố tự nhiên tại Kiên Giang, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Thời gian gần đây một số hộ dân tại Kiên Giang đã triển khai nuôi thương phẩm vẹm xanh từ nguồn giống tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên nguồn giống vẹm xanh tự nhiên chất lượng thường không ổn định và không đủ để cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm của người dân.
(15:47 | 09/12/2020)
Để nâng cao giá trị sản xuất cho diện tích nuôi trồng thủy sản, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều đối tượng nuôi tiềm năng, được ưa chuộng tại thị trường trong và ngoài nước. Cá chạch lấu là một đối tượng nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay với nghề nuôi cá chạch lấu là sự thiếu hụt về con giống. Phần lớn nguồn giống được khai thác từ tự nhiên với số lượng hạn chế và chất lượng con giống không đảm bảo, kích cỡ không đồng đều, tỷ lệ hao hụt trong quá trình ương nuôi thường khá lớn.
(10:07 | 24/11/2020)
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, Kiên Giang đã chú trọng phát triển các cây trồng hoa màu ngắn ngày trên vụ Xuân Hè nhưng do khó khăn về thị trường tiêu thụ, tập quán, kinh nghiệm sản xuất của người dân nên cho đến nay quy mô phát triển các loại cây trồng này vẫn không đáng kể. Năm 2015, diện tích Bắp chỉ khoảng 234 ha, sản lượng 1.345 tấn; Mè 400 ha, sản lượng 320 tấn. Những cây trồng luân canh với lúa vào mùa khô thường gặp các khó khăn phổ biến như: Thị trường tiêu thụ hẹp, không ổn định, tốn kém về làm đất và phải kéo dài thời gian chuẩn bị đất so với trồng lúa do phải đợi đất khô, phải trang bị thêm công cụ sản xuất nên cho dù vùng ĐBSCL nói chung và Kiên Giang nói riêng rất quan tâm đến phát triển cây trồng cạn từ nhiều năm trước đây nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn, kể cả các tỉnh có điều kiện thuận lợi hơn Kiên Giang.
(13:56 | 23/11/2020)
Nhằm thực hiện các nội dung hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Công tác Phía Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế lần 3 về “Nông nghiệp và môi trường bền vững (SAE) năm 2020. Hội thảo diễn ra ngày 18/11/2020; sáng hội thảo chung tại Hội trường Phượng Vỹ; chiều hội thảo chuyên đề tại 09 tiểu ban của Hội trường Thiên Lý.
(11:06 | 16/11/2020)
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đang là xu thế được người dân quan tâm đầu tư hiện nay. Mục tiêu vừa nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng tôm nuôi; vừa bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu thị trường (chủ yếu là xuất khẩu) đã được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện trong Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang. Với định hướng đó, tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh 02 giai đoạn. Đây là mô hình mới, mở hướng đi mới trong việc nuôi tôm đang được người dân quan tâm đầu tư thực hiện. Việc nuôi tôm càng xanh bán thâm canh 02 giai đoạn giúp nâng cao tỷ lệ sống tôm nuôi, quản lý môi trường và thức ăn hiệu quả hơn; tôm giống sử dụng là tôm càng xanh toàn đực có chất lượng cao, phát triển tốt ở vùng nước ngọt và cả nước lợ có độ mặn lên đến 8 - 9‰, ít bệnh nên không cần sử dụng thuốc và hóa chất vì vậy không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Giới thiệu Kiên Giang